Hotline: 0906 94 99 45 - Email: cskh@webdep.asia
Sales Marketing 0909.168.226
Sales Admin 02 0906 94 99 45
Sales Admin 03 0909 168 226
GĐ Kinh Doanh 0901 371 649
CSKH 037 901 9902
Sale Admin 04 0909 938 932
Dù được thiết kế chỉn chu đến đâu thì trong quá trình vận hành, website ít nhiều cũng sẽ phát sinh ra lỗi hay các sự cố kỹ thuật.
Chúng có thể là: máy chủ quá tải, tên miền đến hạn, lỗi trong source code, plugin không tương thích, CMS cập nhật gây hỏng website, v.v. Trong đó, lỗi liên quan đến source code rất thường xảy ra. Vì code cần độ chính xác cao. Lập trình viên chỉ cần sai một dấu thôi thì website của bạn cũng đi tong rồi.
Nếu xét về trường hợp ít nghiêm trọng hơn, như là code sai màu cho một nút bấm, thì ảnh hưởng của nó cũng không nhỏ do sẽ làm rối thiết kế website. Hơn thế nữa, nó sẽ ảnh hưởng đến cả hiệu quả kêu gọi hành động.
Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên để mau chóng phát hiện và sửa chữa các vấn đề. Nếu không, nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất website mà còn tạo cảm giác kém chuyên nghiệp hay để vụt mất khách hàng.
Mất dữ liệu là sự cố thường gặp nhất khi vận hành website. Nguyên nhân có thể là do máy chủ có vấn đề, bị hack, thao tác sai của cá nhân hay những lỗi kỹ thuật khác.
Mà dữ liệu chính là phần quan trọng nhất của bất cứ website nào. Các dữ liệu thiết yếu có thể kể đến là: hồ sơ khách hàng, đơn mua hàng/đặt hàng, thông tin sản phẩm/dịch vụ, hình ảnh/video và các bài viết cùng các link/URL.
Chúng là những thứ giúp bạn duy trì và phát triển website cũng như doanh nghiệp. Do đó, việc sao lưu dữ liệu là vô cùng cần thiết.
Nhiều công ty thiết kế website hay cung cấp máy chủ luôn nhấn mạnh tính năng sao lưu khi quảng bá cho khách hàng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp trên thế giới chỉ hoạt động để bán các phần mềm/plugin/dịch vụ sao lưu. Tuy giá của những dịch vụ đó không hề rẻ nhưng họ vẫn có rất nhiều khách hàng. Chỉ nhiêu đó thôi thì bạn có thể thấy tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu là như thế nào.
Vì thế, bạn nên sao lưu dữ liệu website thường xuyên.
Bạn có thể sao lưu thủ công hay sử dụng phần mềm tự động; sao lưu trên máy chủ khác, máy tính khác, ổ cứng, USB hoặc các dịch vụ lưu trữ đám mây. Lưu ý là đối với các dịch vụ đám mây, bạn cần chọn những nơi uy tín và bảo mật để tránh mất dữ liệu và để bảo đảm dữ liệu được phục hồi tốt nhất khi cần.
Dù là phần mềm trên hệ điều hành của máy chủ hay phần mềm bạn đang dùng để chạy website, bạn cần cập nhật sớm nhất có thể khi phiên bản mới ra đời. Các bản cập nhật thường được vá nhiều lỗ hổng về bảo mật và các lỗi linh tinh khác. Vì vậy, việc cập nhật kịp thời sẽ giúp bạn ngăn chặn nhiều rủi ro, tránh bị hacker lợi dụng để lấy đi thông tin quan trọng.
Nếu bạn đang dùng phần mềm được cung cấp bởi công ty thiết kế website thì bạn không cần quá lo lắng. Hầy hết công ty sẽ giúp bạn quản lý việc này.
Nhưng nếu bạn dùng phần mềm bên thứ ba như PHP hay WordPress, bạn cần nhớ cập nhật cho chúng. Hầu hết chúng sẽ gửi thông báo cho bạn khi có phiên bản mới để bạn cập nhật. Ngoài ra, plugin hay theme bạn đang dùng cũng cần cập nhật để nhận bản vá lỗi cũng như tương thích với phiên bản mới của CMS mà bạn đang dùng.
Có lẽ bạn chưa biết: Việt Nam là một trong những nước bị tấn công website nhiều nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Cystack – một startup về lĩnh vực an ninh mạng, trong 9 tháng đầu năm 2020 thì nước ta đứng thứ 18 về việc bị tấn công website. So với báo cáo năm 2019 thì tình hình bảo mật website nước ta đã có cải thiện: giảm được 64.8%. Tuy vậy, một khi là chủ website, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp, bạn không thể xem thường.
Một website bị hack sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: gián đoạn hoạt động kinh doanh, lộ thông tin khách hàng và các dữ liệu quan trọng, mất uy tín thương hiệu, từ khóa bị mất thứ hạng trên Google, v.v.
Chính vì vậy, bạn không được chủ quan mà phải tăng cường bảo mật cho website. Bạn có thể tự làm nếu có kiến thức, hay thuê các bên dịch vụ bảo mật website, hoặc chọn những công ty thiết kế website uy tín có kinh nghiệm trong việc bảo mật website cho bạn.
Về cơ bản, những việc bạn cần làm để bảo mật website là: sử dụng SSL, dùng mật khẩu mạnh, tối ưu bảo mật cho cơ sở dữ liệu, tích hợp các công cụ bảo mật khác, v.v.